- Sự thay đổi liên tục từ nhu cầu của khách hàng
- Mức độ tin cậy của nhà cung cấp
- Khả năng cung ứng vận chuyển của hệ thống
Làm cho doanh nghiệp phải chủ động việc quản lý các mức tồn kho này, có thể nói mức tồn kho an toàn này được quản lý càng tốt thì việc phục vụ khách hàng trở nên tốt hơn.
Việc xác định mức tồn kho này được hình thành từ một quá trình hoạt động của doanh nghiệp để có thể đáp ứng các yếu tố thay đổi bất ngờ mà doanh nghiệp vẫn có thể quản lý được:
- Lổi sản phẩm từ nhà cung cấp
- Khoản thời gian sản xuất quá ngắn
- Nhà vận chuyển không đúng hẹn
- Sai thông tin sản phẩ, sai ngày giao hàng,... cả tỷ thứ các lý do làm ảnh hưởng đến khả năng cung ứng của doanh nghiệp đến khách hàng.
Có thể nói tồn kho an toàn là một bộ đệm để hòa hợp được khả năng cung ứng và nhu cầu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể tách biệt được các yếu tố quản trị trong doanh nghiệp, không còn quá phụ thuộc vào việc sản xuất sản phẩm không kịp cho các lô hàng đặt hàng gấp (dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác như là capacity, schedule sales, supplier schedule, due date....) nhưng chí ít làm giảm áp lực cho doanh nghiệp.
Với bài viết này, chỉ mang các định nghĩa cơ bản của tồn kho an toàn chứ không đi sâu vào phương pháp để thiết lập, có phương pháp chính là MAD/SD - mà các sư phụ trong ngành thường dùng, còn các doanh nghiệp thực tế thường là theo kinh nghiệp định lượng ra luôn, mà có thể nói rất là chính xác.
Một định nghĩa khác được dùng để bổ trợ qua lại với cái safety stock là stock level, mong là có được thời gian để lưu lại các nội dung liên quan này.
Mình có thể hỏi cách tính Safety stock được không?
Trả lờiXóa