"Lời hứa chẳng mất tiền mua, lựa ngày mà hứa cho vừa lòng nhau."
Trong quản lý kho, nếu như chỉ xem xét đến yếu tố hàng có sẳn trong kho thì không còn gì để quan tâm, tôi nhìn thấy trong kho của tôi còn 100 sản phẩm, khách hàng đặt hàng 80 sản phẩm, tôi báo ngay là okay. Nhưng nếu khách hàng đặt hàng là 150 với thì sao? và 150 sản phẩm này sẽ được lấy sau 1 tháng. Thì hệ thống phải xem xét rất nhiều yếu tố liên quan đến kho để có thể đáp ứng cho khách hàng. Đó là một nhu cầu thực tế dành cho các nhà quản trị kho sản xuất.
Các bạn nhìn vào hình bên dưới để hình dung được nội dung của thông tin ATP làm việc thế nào? (ví dụ này được nhìn trên khoảng thời gian là tuần nhe các bạn)
- Tồn kho (Projected QOH): ghi nhận tất cả các nguồn cùng mà kho có thể có đến thời điểm hiện tại là 216,2665 sản phẩm
- Sales: vào một ngày nọ, khách hàng cần đặt hàng 250 sản phẩm và thời hạn là ngày 3/3/2014 (theo cái ví dụ bên trên) thì nhà quản trị sẽ thấy được việc thiếu hụt sản phẩm là -33,7335 sản phẩm.
- Master schedule: ghi nhận tất cả nguồn cung có thể có của doanh nghiệp (sản xuất, mua hàng từ nhà cung cấp...). Ngày 3/3/2014 nhà sản xuất có một lệnh sản xuất 50 sản phẩm được hoàn thành, như vậy vào ngày 3/3/2014 doanh nghiệp có sản sàng hàng trong kho để có thể đáp ứng việc cung cấp cho khách hàng.
Nguyên tắc tính toán chồng chéo này sẽ được tính toán liên tục cho các tuần tiếp theo, để đáp ứng nhu cầu cho các đơn hàng tiếp theo.
Tất cả các nguồn lực (cung, cầu) điều được các nhà quản trị tính toán một cách chính xác để đưa ra được cái ngày chính xác này cho khách hàng. Đối với một số doanh nghiệp sản xuất phức tạp, thì việc lập kế hoạch, xác định khả năng sản xuất chi tiết thì sẽ đưa ra được ngày chính xác nhất có thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét