Có thể nói việc lập kế hoạch trong sản xuất là một nghệ thuật, người lập là một nghệ sĩ thực thụ. Các nhà quản trị này quan tâm rất nhiều chỉ số khác nhau để có thể lập kế hoạch chính xác và mang lại lợi ích lớn nhất. Các chỉ số này có ảnh hưởng đến việc tính toán thiết lập mua nguyên vật liệu
Xin chia sẽ các chỉ số quan trọng trong doanh nghiệp cần quan tâm để lập kế hoạch (Mình dùng màn hình của QAD ERP để minh họa cho việc này nhé)
- Time fence: Khi bạn dùng tính năng MRP thì hệ thống sẽ tạo ra cho bạn một plan order để chuẩn bị cho việc đặt hàng, và bạn muốn các đơn hàng này không bị ảnh hưởng trong một khoản thời gian nào sắp tới trong tương lai (ví dụ 7 ngày tiếp theo). Vì các nguồn lực cung cầu sẽ thay đổi liên tục nên chỉ số này sẽ giúp các nhà quản lý quản trị được các đơn hàng kế hoạch chuẩn bị cho việc mua nguyên vật liệu, không bị thay đổi liên tục khi vận hành tính năng MRP.
- Order Policy: Đây là chỉ số nói lên bạn sẽ đặt hàng như thế nào? thường thì sẽ có 4 loại:
- POQ (Period order quantity): MRP sẽ tính toán đặt hàng đảm bảo trong khoản thời gian mà nhà quản trị mong muốn. Tỷ như muốn cái period này là 7 ngày, thì các đơn đặt hàng kế hoạch này sẽ xem xét tất cả các nguồn lực được đảm bảo trong 7 ngày tiếp theo.
- FOQ (Fixed order quantity): cái này thì dễ hiểu rồi, ấn định luôn một lần đặt hàng là bao nhiêu.
- LFL (Lot for lot): MRP sẽ đáp ứng nhu cầu theo từng nhu cầu khác nhau. Theo bình thường thì MRP sẽ xem xét đến tất cả các nhu cầu, tính toán thông qua BOM rồi đưa ra kế hoạch mua hàng tổng hợp lại. Trong khi LFL sẽ tách riêng từng yêu cầu mua hàng cho từng nhu cầu khác nhau. Tôi có 2 đơn hàng cho A và B, thì LFL sẽ tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cho từng A và B riêng lẽ nhau chứ hok gộp chung như bình thường.
- OTO (One time only): cái cú này thường dành cho các sản phẩm dành cho dự án, dùng một lần chứ ít khi dành cho các hàng tồn kho sử dụng nhiều. Khi biết sản phẩm đó sẽ chỉ được mua một lần trong đời thì tùy chọn giải pháp này.
3. Safety stock: một con số tồn kho an toàn mà người quản trị mong muốn được duy trì, tỷ như lúc nào trong kho cũng phải còn được 100kg đường để sản xuất bánh kẹo. Các nhà quản trị cũng cẩn thận với con số này, vì MRP sẽ xem số này như là một thông số quan trọng, sẽ tạo ra các lệnh mua hàng mặc dù không có nhu cầu thực tế.
4. Safety time: Cái này dành cho VN là đúng bài sập xám luôn, các anh nhà cung cấp hay bị trể chứ gì, chơi vào cái này để dự phòng cho mình. Ông cung cấp hay trể 3 ngày thì mình đưa cái thời gian an toàn này 3 ngày, để các đơn hàng được đặt ra sớm hơn 3 ngày. Việc xem xét con số này cũng khá giống với cái gọi là purchase lead time.
Thông số này khá quan trọng cho các sản phẩm dạng common, dạng sử dụng liên tục, sử dụng nhiều, là key item trong các BOM, các công thức.
5. Lead time: một khoảng thời gian cần để dự phòng cho việc lập kế hoạch
- Inspection lead time: khoảng thời gian dùng để kiểm dự phòng cho kiểm tra hàng hóa cái này được hiểu là kiểm tra khi mua hàng về.
- Manufacturing date: khoảng thời gian dùng để dự phòng cho sản xuất, khi một lệnh sản xuất được release ra, thì mất bao lâu để sản xuất.
- Purchase lead time: một khoảng thời gian khác để dự phòng cho các ông cung cấp hàng hóa đây.
6. Order multiple: để dể hiểu là khi mua bia thì chúng ta mua một thùng 24 lon nhé, vậy thì cho dù nhu cầu của mình chỉ cần 19 lon thì hệ thống vẫn yêu cầu mua hàng về là 24 lon. Việc này phục vụ cho các ngành có các đơn vị tính toán cho tròn lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét